Báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2022
– Tác giả: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM – Ngày đăng: 12/05/2022 – Năm xuất bản: 2022 – Định dạng: PDF |
Trong hai năm cao điểm của đại dịch thương mại điện tử nước ta đã trải qua hai làn sóng. Làn sóng thứ nhất diễn ra trong giai đoạn bùng nổ đầu tiên của Covid-19 năm 2020. Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021 trùng với đợt dịch thứ tư. Trong thời gian diễn ra hai làn sóng này toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bị trì trệ, kinh doanh thương mại điện tử bị tác động nghiêm trọng nhưng đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Đồng thời, người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Làn sóng thứ hai cộng hưởng với làn sóng thứ nhất sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh và vững chắc hơn.
Trước bối cảnh đó, Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2022 tiếp tục được xây dựng dựa trên việc khảo sát gần 7.000 doanh nghiệp trong cả nước từ cuối năm 2021. Ngoài ra, việc xếp hạng của Báo cáo cũng được sử dụng thêm một số chỉ tiêu từ các nguồn thông tin định lượng tin cậy khác nhằm làm tăng tính chính xác cho Chỉ số.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam xin trân trọng cảm ơn tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã giúp đỡ xây dựng Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử này. Nhiều Sở Công Thương, bao gồm Sở Công Thương Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Phước, Cà Mau, Cao Bằng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hoà Bình, Khánh Hoà, Lai Châu, Lâm Đồng, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Yên Bái đã nhiệt tình hỗ trợ khảo sát tình hình triển khai thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại địa phương.
Các doanh nghiệp hội viên và đối tác tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ hoạt động xây dựng Báo cáo này. Hiệp hội xin cảm ơn sự giúp đõ quý báu của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO, Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện (EMS), Công ty TNHH Grab, Tập đoàn Lazada, Công Ty Cổ Phần Fado Global, Công ty TNHH Mediastep Software Việt Nam (Gosell), Công ty CPTM và CPN Nội Bài (NETCO), Công ty Cổ phần NAVEE, Công ty Cổ phần Giao hàng Tiết kiệm, Công ty Cổ phần Haravan, Công ty BCA Solutions.
Việc tính toán chỉ số theo phương pháp mới cũng đòi hỏi sự hỗ trợ khách quan của nhiều doanh nghiệp và đơn vị khác. VECOM xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Ngoại thương , Công ty Cổ phần OSB, Công ty Innovative Hub, Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), Công ty cổ phẩn Giao hàng Tiết kiệm và nhiều đơn vị khác đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin giá trị.
Chỉ số Thương mại điện tử 2022 không thể hoàn thành nếu thiếu sự chỉ đạo và hỗ trợ quý báu về chuyên môn của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương. Đồng thời, hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước đã nhiệt tình cung cấp thông tin theo mẫu phiếu khảo sát. Nhóm chuyên gia của Công ty VEBID đã giúp đỡ phân tích dữ liệu và có nhiều góp ý xác đáng về vấn đề đầu tư và đào tạo chính quy thương mại điện tử tại các trường đại học.
VECOM