Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo 2022 – Mạng lưới các cơ sở Đào tạo TMĐT

– Tác giả: Nhiều tác giả

– Ngày đăng: 10/09/2022

– Năm xuất bản: 2022

– Định dạng: PDF

– Link tải:Bản tiếng Việt 

Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 đề ra mục tiêu tới năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đào tạo thương mại điện tử. Tới nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã tích cực triển khai hoạt động này.

Theo Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử 2022 của VECOM, tới nay đã có 36 trường đào tạo ngành, gần 40 trường đào tạo chuyên ngành và khoảng 60 trường đào tạo học phần thương mại điện tử. Nhiều sinh viên ngành thương mại điện tử đã có việc làm từ những năm cuối và trong vòng một năm sau khi tốt nghiệp hầu hết đã có việc làm với thu nhập khá. Nhu cầu tuyển sinh ngành thương mại điện tử và các ngành liên quan như logistics, tiếp thị số tăng nhanh. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học còn gặp nhiều trở ngại, bao gồm những trở ngại về giảng viên, học liệu, chương trình đào tạo, hợp tác giữa các trường, gắn đào tạo với thực tiễn, v.v…

VECOM sẽ phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức Hội thảo khoa học “Đào tạo Thương mại điện tử tại các cơ sở giáo dục đại học” tại Hà Nội nhằm trao đổi, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu tăng lên rất nhanh của các doanh nghiệp về nguồn nhân lực thương mại điện tử.

Trước thực trạng đó, Hội thảo Đào tạo thương mại điện tử 2022 đã nhận được 24 bài tham luận của các giảng viên từ các cơ sở đào tạo TMĐT trên khắp cả nước. Các bài tham luận đều hướng đến những thực trạng cốt lõi trong vấn đề đào tạo tại các trường Đại học:

  1. Ngành Thương mại điện tử và vấn đề  đào tạo nhân lực ngành thương mại điện tử của trường Đại học Hòa Bình
  2. Chuyển đổi số với đào tạo cử nhân ngành Thương mại điện tử tại trường Đại học Hòa Bình
  3. Một số suy nghĩ nhằm phát triển Thương mại điện tử tại Việt Nam
  4. Truyền thông chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử tại trường Đại học Mỏ – Địa chất, góc nhìn từ trường đào tạo kĩ thuật đặc th
  5. Ưu thế vượt trội của Thương mại điện tử trong hoạt động của cơ sở giáo dục Case thực tế: Câu lạc bộ tiếng Anh Fingerprint
  6. Bàn về phương pháp đào tạo ngành Thương mại điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số
  7. Những xu hướng mới trong Thương mại điện tử và đổi mới chương trình nội dung giảng dạy Thương mại điện tử tại các trường đại học ở Việt Nam
  8. Mô hình đào tạo ngành Thương mại điện tử hướng thực tiễn và hội nhập quốc tế
  9. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ Thương mại điện tử tại các trường Đại học: Trường hợp nghiên cứu tại khoa Tài chính – Thương mại, trường Đại học Công nghệ TP. HCM
  10. Vốn xã hội và vai trò liên kết đào tạo ngành Thương mại điện tử giữa các trường Đại học
  11. Phát triển Thương mại điện tử và lối ra cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
  12. Cách tiếp cận mới trong Đào tạo nguồn nhân lực Thương mại điện tử
  13. Những thách thức và cơ hội trong đào tạo Thương mại điện tử
  14. Tăng cường đào tạo học phần “Pháp luật Thương mại điện tử” để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sinh viên ngành Thương mại điện tử bậc Đại học trong các trường Đại học tại Việt Nam hiện nay
  15. Phát triển khung năng lực cốt lõi cho nguồn nhân lực Thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh toàn cầu hoá ở Việt Nam
  16. Nghiên cứu đề xuất đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo cao học ngành Thương mại điện tử ở Việt Nam
  17. Xu hướng Thương mại điện tử B2B và những rào cản phát triển tại Việt Nam
  18. Thực trạng và xu hướng đào tạo Thương mại điện tử ở các trường Đại học tại Việt Nam
  19. Đào tạo Thương mại điện tử tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong thời kỳ chuyển đổi số
  20. Đào tạo ngành Thương mại điện tử tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  21. Đẩy mạnh đào tạo về Thương mại điện tử tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
  22. Một số định hướng đào tạo Thương mại điện tử cho sinh viên nhóm ngành kinh doanh: Một nghiên cứu định tính
  23. Mô hình CBL trong đào tạo nguồn nhân lực ngành Thương mại điện tử
  24. Giải pháp thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học trên nền tảng kinh doanh số. ứng dụng tại trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG – HCM

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *