Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử Việt Nam 2022

  • Tác giả: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam – VECOM
  • Ngày đăng: 24/08/2022
  • Năm xuất bản: 2022
  • Định dạng: PDF
  • Link tải:Bản tiếng Việt 

Với Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử Việt Nam 2022, VECOM đã đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình đào tạo nguồn nhân lực ngành Thương mại điện tử tại các cơ sở Đào tạo, các trường Đại học với những những nội dung như sau:

Nhu cầu nguồn nhân lực TMĐT

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đánh giá nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực thương mại điện tử chất lượng cao giai đoạn năm năm 2016 – 2020 tăng nhanh và dự đoán nhu cầu này tiếp tục tăng nhanh hơn nữa trong giai đoạn 2021 – 2025.

Mục tiêu đối với các cơ sở giáo dục

Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 đã đặt ra mục tiêu 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo thương mại điện tử.

Khảo sát các cơ sở giáo dục đại học

132 trường đại học tham gia cuộc khảo sát của VECOM nửa đầu năm 2022.

36 trường đào tạo thương mại điện tử trình độ đại học, trong đó 14 trường ở miền Bắc, 5 trường ở miền Trung và 17 trường ở miền Nam.

37 trường đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử

60 trường đào tạo môn thương mại điện tử.

110 trường giảng dạy thương mại điện tử từ mức môn học tới ngành đào tạo.

Tuyển sinh ngành TMĐT

Tuyển sinh thuận lợi, thu hút được sinh viên đầu vào chất lượng khá với điểm chuẩn tuyển sinh tương đối cao.

Việc làm của cử nhân TMĐT

Nhiều sinh viên tìm được việc làm khi chưa tốt nghiệp và phần lớn sinh viên làm việc đúng ngành đào tạo sau khi ra trường với mức lương hấp dẫn.

Giảng viên

Đội ngũ giảng viên thương mại điện tử chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo cả về số lượng và chất lượng. Trong khi số trường đại học mở ngành thương mại điện tử hay chuyên ngành thương mại điện tử tăng nhanh, số lượng giảng viên chỉ đủ đáp ứng quy định ở mức tối thiểu.

Học liệu

Học liệu phục vụ đào tạo thương mại điện tử chưa đáp ứng đòi hỏi giảng dạy và học tập.

67% các trường đại học sử dụng giáo trình của nước ngoài.

Hợp tác đào tạo

Hợp tác trong đào tạo thương mại điện tử còn mờ nhạt ở mọi hình thức, dù là hợp tác giữa các trường đại học, giữa các trường với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu khoa học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp hay giữa nhà trường với doanh nghiệp.

80% các trường đại học đã hợp tác với doanh nghiệp. Đây cũng là hình thức hợp tác đạt hiệu quả cao nhất so với các hình thức hợp tác khác.

Câu lạc bộ sinh viên TMĐT

30% các trước đại học đào tạo ngành TMĐT đã có câu lạc bộ sinh viên TMĐT hoặc liên quan tới TMĐT.

Hoạt động hướng nghiệp, phổ biến tuyên truyền ngành TMĐT

Một số trường đại học đào tạo ngành hay chuyên ngành thương mại điện tử đã chú trọng tới việc giới thiệu, cung cấp thông tin về ngành này trên Trang thông tin điện tử của trường. Nhiều trường cung cấp thông tin rất sơ sài.

Các cơ quan, tổ chức hàng đầu liên quan tới thương mại điện tử hoặc cơ sở giáo dục hầu như chưa triển khai các hoạt động phổ biến tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin đa dạng về những lợi ích của việc học thương mại điện tử, định hướng cho việc tuyển sinh vào ngành này, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp tới hợp tác với các cơ sở đào tạo.

Kiểm định chất lượng

02 trường đại học đã kiểm định chất lượng giáo dục chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học với ngành thương mại điện tử

Đề xuất với các cơ sở giáo dục đại học và cơ quan quản lý

Căn cứ vào kết quả khảo sát, kiến nghị của các trường, tình hình hiện tại và xu hướng phát triển thương mại điện tử giai đoạn tới năm 2025 và trung hạn tới năm 2030, VECOM có một số đề xuất sau.

1. Khảo sát định kỳ tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2. Thành lập Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử.

3. Bồi dưỡng giảng viên thương mại điện tử.

4. Tổ chức định kỳ các hội thảo khoa học về thương mại điện tử.

5. Đào tạo và cấp chứng nhận một số học phần thương mại điện tử.

6. Tiếp tục thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên thương mại điện tử.

7. Tổ chức cuộc thi toàn quốc về thương mại điện tử.

8. Nhanh chóng nâng cao chất lượng học liệu thương mại điện tử.

9. Đẩy mạnh hoạt động định hướng nghề nghiệp, phổ biến tuyên truyền về ngành thương mại điện tử.

10. Chú trọng hơn tới kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử

11. Mỗi trường xây dựng chương trình đào tạo ngành hoặc chuyên ngành thương mại điện tử mang bản sắc riêng.

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *